Cổ phiếu Vietcombank tím lịm đẩy VN-Index bùng nổ cuối phiên
Ngày 4.1, thông tin từ Công an TX.Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Tính (38 tuổi, ngụ xã Long Hưng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có cả giấy triệu tập của ngành công an. Trước đó, Công an TX.Thái Hòa phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và các loại giấy tờ giả này được rao bán qua mạng xã hội nên đã lập chuyên án để điều tra. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Đức Tính là nghi phạm cầm đầu đường dây này với vai trò trực tiếp sản xuất, phân phối, điều hành. Khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Tính tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tài liệu giả, gồm: bằng đại học, các loại chứng chỉ, thẻ nhà báo, giấy đăng kiểm phương tiện, căn cước công dân, tem kiểm định… và nhiều công cụ, máy móc phục vụ việc làm giấy tờ giả. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng đã bắt giữ Hoàng Thanh Tuyền (29 tuổi, ngụ H.Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Tuấn Thông (28 tuổi, ngụ H.Chư Prông, tỉnh Gia Lai), là 2 mắt xích trong đường dây làm giả tài liệu này. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Tính khai nhận, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, Tính và 2 đồng phạm đã làm giả hàng ngàn loại giấy tờ, tài liệu bán cho "khách hàng" trên khắp cả nước với giá mỗi giấy tờ, tài liệu giả từ 3 - 5 triệu đồng. Các giấy tờ, tài liệu giả được "khách hàng" đặt mua với mục đích đi xin việc, hợp thức hóa bằng cấp, hồ sơ… Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an để bán cho các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Nóng: Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM với những thông tin mới nhất
Khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).
Giảm tiết mồ hôi bằng tiêm botulinum toxin
Theo thông tin từ tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, 1 trong 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao là xã hội nhân văn và sư phạm. Lý do đây là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sự vận động của xã hội, của quá khứ, hiện tại và tương lai, liên quan trực tiếp đến con người, giúp định hình xã hội phát triển cân bằng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mọi thứ nhưng mối quan hệ giữa con người với con người vẫn vô cùng quan trọng, không thể thay đổi.Đây là lĩnh vực mà các ngành có tính ổn định rất cao. Lĩnh vực nhân văn luôn nằm trong top 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao. Còn sư phạm cũng là nhóm ngành trọng yếu, chỉ tiêu được xác định theo nhu cầu địa phương, nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.Các ngành khoa học xã hội nhân văn và sư phạm dễ học nên số lượng đăng ký rất đông. Lĩnh vực này ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình làm việc rất lớn, dự báo một số ngành nghề trong lĩnh vực này có quy mô lao động hẹp lại. Ví dụ app dạy tiếng Anh do AI dạy. Tuy nhiên nó chỉ ảnh hưởng hiệu suất làm việc chứ không thay thế được vai trò của con người.
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Quảng Trị có 2 tân Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.